Công thức tính chi phí đổ mái bằng chính xác nhất 2024

Xây nhà mái bằng đang được ưa chuộng bởi rất nhiều chủ đầu tư nhờ có nhiều ưu điểm về công năng và tính thẩm mỹ. Vậy cần bao nhiêu tiền để đổ mái bằng và phải chuẩn bị những kinh nghiệm gì khi xây mẫu nhà mái bằng? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các chủ đầu tư tính chi phí đổ mái bằng chính xác nhất cùng những kinh nghiệm bổ ích khi xây nhà mái bằng. 

Chi phí đổ mái bằng chính xác là bao nhiêu? 

Để tính được chi phí đổ mái bằng chính xác, bạn có thể dựa vào 2 cách phổ biến nhất được giới thiệu dưới đây. 

Cách 1: Đổ mái bằng bằng cách khoán m2

Đối với cách này, chủ đầu tư sẽ phải chi trả mức kinh phí đổ mái bằng theo diện tích bề mặt mái theo đơn vị m2. Chi phí này đã bao gồm cả tiền mua vật liệu, thuê nhân công và bạn chỉ cần giám sát quá trình này. Trên thị trường hiện nay thì mức giá đổ mái bằng theo m2 đang nằm trong khoảng 4.7 triệu đồng – 5.9 triệu đồng. Dựa trên tổng diện tích bề mặt mái thì bạn sẽ có thể biết được chi phí đổ mái bằng chính xác nhất.

Chi phí đổ mái bằng bằng cách khoán m2
Chi phí đổ mái bằng bằng cách khoán m2

Cách 2: Đổ mái bằng theo giá vật liệu xây dựng

Cách tính tính chi đổ mái bằng theo giá vật liệu xây dựng sẽ được tính bằng tổng chi phí mua vật liệu cộn

ộ dày 0.1m với thể tích là 18m3 bê tông sẽ được tính như sau:

  • Chi phí thuê dịch vụ trộn bê tông: 18m3 x 2.000.000 = 36.000.000 đồng
  • Chi phí thuê cốp pha: 100mm x 100.000 = 10.000.000 đồng
  • Chi phí mua thép: 1600kg x 22.000 = 35.200.000 đồng
  • Chi phí thuê nhân lực: 5.000.000 đồng

Từ những khoản phí trên ta có thể tính được tổng chi phí cần phải sử dụng để đổ mái bê tông là  86.200.000 đồng. Bên cạnh đó sẽ có những khoản phí phát sinh trong quá trình thi công mà các chủ đầu tư cần phải lưu ý.

Chi phí đổ mái bằng theo giá vật liệu xây dựng 
Chi phí đổ mái bằng theo giá vật liệu xây dựng

Tìm hiểu về kết cấu của mái bằng bê tông cốt thép

Nhà đổ mái bằng vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều chủ đầu tư hiện nay khi mang đến tính thẩm mỹ khó lỗi thời và khả năng chịu lực tốt. Phần mái bằng được gia công cẩn thận theo tiêu chuẩn với kết cấu gồm 3 lớp chắc chắn giúp bảo vệ căn nhà tốt hơn. Cấu tạo chi tiết của mái bằng bao gồm: 

  • Lớp kết cấu chịu tác động từ ngoại lực: Đây là lớp quan trọng nhất có nhiệm vụ đỡ phần mái nhà với thành phần hoàn toàn là bê tông cốt thép. Lớp kết cấu có cấu tạo tương tự như lớp sàn nhưng có thêm nhiều bộ phận bổ trợ khác như lớp chống thấm, thoái nước. 
  • Lớp tạo độ dốc: Nằm ở trên lớp kết cấu chịu lực có nhiệm vụ tạo độ dốc cho mái nhà để nước mưa không bị đong lại hoặc ngấm xuống trần nhà. Lớp này có cấu tạo từ bê tông xi, bê tông gạch vỡ hoặc bê tông đá dăm. Lớp tạo độ dốc còn có tác dụng cách nhiệt bảo vệ căn nhà và tăng chất lượng lớp chống thấm khi thi công. 
  • Lớp chống thấm: Lớp ngoài cùng của phần mái bằng được tạo nên từ loại mác bê tông lớn có tác dụng ngăn chặn nước mưa, chống thấm cho khu vực trần nhà. Độ dày của lớp chống thấm sẽ trong khoảng từ 30mm đến 50mm, trong đó loại 40mm được dùng phổ biến nhất.
Cấu tạo của mái bằng bê tông cốt thép là gì?
Cấu tạo của mái bằng bê tông cốt thép là gì?

Ưu nhược điểm của nhà mái bằng là gì?

Thiết kế các mẫu nhà mái bằng đang rất được ưa chuộng hiện nay, được đánh giá cao về tính thẩm mỹ và nhiều công năng ấn tượng. Bên cạnh đó thì vẫn có những điểm chưa được hài lòng về nhà mái bằng của các chủ đầu tư khác cũng cần được nhìn nhận khách quan. 

Ưu điểm của nhà mái bằng 

Nhà mái bằng được yêu thích bởi rất nhiều chủ đầu tư nhờ có nhiều ưu điểm ấn tượng, bao gồm: 

  • Thiết kế mái bằng cực kỳ đơn giản nhưng lại khó lỗi thời, sở hữu vẻ đẹp trẻ trung, năng động và có thể kết hợp với nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. 
  • Nhà mái bằng khá đơn giản, thời gian thi công nhanh chóng và tiết kiệm được nhiều khoản kinh phí xây dựng.
  • Khả năng chịu được tác động ngoại cảnh cao, nước mưa sẽ không đọng lại lâu gây ảnh hưởng đến căn nhà. 
  • Tiết kiệm được rất nhiều kinh phí thi công so với những căn nhà mái Thái hay mái Nhật. 
  • Có khả năng cách âm tốt do lớp mái có độ dày, không bị ồn khi trời mưa như nhà má tốn.
  • Dễ bảo trì và cải tiến thêm cho căn nhà do phần mái bằng không cần tốn quá nhiều công sức để sửa chữa. 
  • Có thể tận dụng phần mái bằng làm sân phơi quần áo tiện lợi. 
Ưu điểm ấn tượng của những căn nhà mái bằng 
Ưu điểm ấn tượng của những căn nhà mái bằng

Nhược điểm của nhà mái bằng

Bên cạnh đó thì nhà đổ mái bằng vẫn sẽ có những điểm hạn chế nhất định mà chủ đầu tư cần nắm rõ. Đó là mái bằng được làm hoàn toàn từ bê tông cốt thép nên sẽ có khối lượng rất nặng, có thể lên tới 2600kg/m3 nên sẽ ảnh hưởng đến móng nhà nếu không được thiết kế tỉ mỉ. Ngoài ra, nhà mái bằng cần được thi công chống nóng nếu không sẽ rất nóng bức vào mùa hè.

Nhược điểm của nhà mái bằng 
Nhược điểm của nhà mái bằng

Những yếu tố có ảnh hưởng đến chi phí đổ mái bằng

Chi phí đổ mái bằng có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:

  • Diện tích mặt sàn nếu càng lớn thì sẽ càng tốn nhiều vật liệu và nhân công hơn. Điều này sẽ làm tăng chi phí xây nhà của bạn. 
  • Nguyên vật liệu đổ mái nhà cần được tính toán chính xác, hạn chế mua thừa quá nhiều sẽ làm hao hụt kinh phí cho chủ đầu tư. 
  • Thời điểm thi công cần được lựa chọn phù hợp. Nếu bạn đổ mái nhà vào những ngày trời mưa, thời tiết ẩm ướt thì bê tông sẽ khó đông kết và không đảm bảo chất lượng. Bạn sẽ phải thi công lại và tốn thêm kinh phí để đảm bảo chất lượng cho phần mái. 
  • Phương pháp thi công cũng có thể ảnh hưởng tới kinh phí đổ mái bằng mà chủ đầu tư cần lưu ý. Bạn nên lựa chọn phương pháp đổ mái bằng theo m2 để hạn chế mức kinh phí do lượng vật liệu đã được tính toán chính xác.
  • Lựa chọn đơn vị thi công uy tín để đảm bảo chất lượng bê tông và kinh nghiệm đổ mái được đảm bảo nhất. 
Những yếu tố có ảnh hưởng đến chi phí đổ mái bằng
Những yếu tố có ảnh hưởng đến chi phí đổ mái bằng

Khi đổ mái bằng cần lưu ý những gì? 

Đổ mái bằng là công đoạn cực kỳ quan trọng của toàn bộ công trình nhà ở mà cá chủ đầu tư cần có những giám sát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng. Dưới đây là một số kinh nghiệm hữu ích khi đổ mái bằng mà bạn có thể tham khảo chi phí đổ mái bằng: 

  • Tính chi phí đổ mái bằng chuẩn xác nhất để có sự chuẩn bị kinh phí chủ động hơn. Ngoài ra cần có thêm những khoản phí phát sinh để phòng những trường hợp khẩn cấp cần dùng đến.
  • Đảm bảo yếu tố phong thủy về hướng mái nhà sẽ kéo từ hướng Đông sang Tây, không để mái nhà hướng ra góc ao hay mái đình.
  • Chuẩn bị đầy đủ đồ bảo hộ cho nhân công để đảm bảo an toàn tối đa trong quá trình xây dựng. 
Khi đổ mái bằng cần lưu ý những gì?
Khi đổ mái bằng cần lưu ý những gì?

Cách tính chi phí đổ mái bằng chính xác nhất cùng một số kinh nghiệm hữu ích khi xây nhà mái bằng đã được chia sẻ trong bài viết trên của Bê Tông Nam Anh. Quý khách có nhu cầu tư vấn chi tiết hơn có thể liên hệ với chúng tôi theo Hotline cụ thể của đơn vị. 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *