Cách bảo dưỡng bê tông theo đúng quy trình kỹ thuật

Nội Dung Bài Viết

    Cách bảo dưỡng bê tông theo đúng quy trình kỹ thuật với những tiêu chuẩn cụ thể, chi tiết ở đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức chuyên sâu. Việc này giúp ích không nhỏ trong quá trình thi công và nâng cao tuổi thọ của công trình. Đừng ngần ngại bỏ ra một chút thời gian để tham khảo bài viết này.

    Bảo dưỡng bê tông là gì?

    Bảo dưỡng bê tông là quá trình giữ ẩm thường xuyên cho khối bê tông tươi sau khi đổ, cho tới một cường độ nhất định.

    Việc này được hiểu như việc tiếp tục tưới nước lên bề mặt bê tông khiến xi măng đông kết từ từ và đạt được cường độ chịu nén theo quy chuẩn của mác, kéo dài tuổi thọ của chúng.

    cách bảo dưỡng bê tông

    Thời gian bảo dưỡng bê tông sàn tốt nhất

    Công việc bảo dưỡng sàn sẽ được chia làm hai giai đoạn đó là cho kết cấu khung đỡ và cho vấn đề ninh kết. Với sự phát triển của phụ gia xi măng thì vấn đề đông kết bê tông đã cải thiện rất nhiều. Chỉ sau khi đổ 24h thì sản phẩm bạn có thể đi lại trên bề mặt thoải mái. Bạn sẽ không cần sử dụng các tấm đỡ dưới chân để di chuyển.

    Nếu xem bằng mắt thường thì có thể nói bê tông đông kết. Tuy nhiên, thực chất bê tông vẫn chưa hoàn toàn đông kết, với độ cứng cũng như quá trình liên kết đủ chắc chắn. Chính vì vậy, bạn phải giữ nguyên khối cốp pha như ban đầu. Việc giữ nguyên cột pha sẽ là một biện pháp chịu lực cho khung sắt bên trong và lớp bê tông. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giữ nguyên hình dáng cho lớp sàn bê tông và độ ẩm khi tiến hành bảo dưỡng bằng nước.

    Theo thông tin chia sẻ từ các kỹ sư của bê tông Nam Anh thì cốp pha chỉ nên tháo dỡ sau 21 ngày đổ bê tông. Giữ càng lâu thì chất lượng bê tông sàn đạt được sẽ càng tốt hơn. Tuy nhiên, một điểm lưu ý quan trọng khi giữ bê tông lâu đó là phải bôi dầu chống dính lên cốp pha để tạo điều kiện dễ tháo dỡ.

    Tiêu chuẩn bảo dưỡng Việt Nam

    Thông thường, công việc này được hiệu quả cần tuân theo tiêu chuẩn xây dựng vn trong kỹ thuật TCVN 8828:2011. Bạn có thể thực hiện dưỡng ẩm bằng việc tưới nước giữ ẩm lên bề mặt, phủ lên vật liệu ẩm lên khối này.

    Công việc giữ ẩm này được coi là hết sức quan trọng. Nó giúp toàn bộ kết cấu bê tông cũng như vật liệu được ngấm nước đều, hạn chế tách lớp và tăng sự liên kết cấu tử bên trong với nhau. Nhờ vào công việc bảo trì tốt sẽ hạn chế việc hình thành các vết nứt bên trong cũng như nứt chân chim bề mặt của khối bê tông, giảm hiện tượng thấm.

    Thời gian bảo dưỡng sàn bê tông sẽ được quyết định theo từng hạng mục như sàn, dầm hay đổ cột và cường độ phát triển của khối bê tông. Khi đổ bê tông được khoảng 3 ngày là thấy được chúng phát triển mạnh nhất, đạt đến 40% cường độ. Sau 7 ngày thì tăng lên 60% và đạt 100% sau 28 ngày. Chúng ta cần quan tâm hai mốc chính đó là trong vòng 3 ngày đầu và 7 ngày tiếp theo.

    Cách bảo dưỡng bê tông sau khi đổ

    Bạn cần tuân thủ các nguyên tắc về giữ độ ẩm. Đồng thời hiện tượng va đập để đảm bảo quá trình đóng rắn hoàn thành.

    quy-trinh-bao-duong-be-tong

    Tránh va chạm vật lý

    Nguyên tắc tránh va chạm vật lý thực hiện khá đơn giản là cho khối bê tông luôn luôn đủ độ ẩm. Nếu bị khô trong thời gian đông kết sẽ dẫn đến việc xuất hiện rỗ và nứt gây ảnh hưởng đến toàn bộ công trình.

    Điều này rất nguy hiểm đối với các công trình đổ bê tông mái vì nó tiếp xúc hoàn toàn và chính diễn với thời tiết, đặc biệt là ánh nắng mặt trời.

    Đảm bảo môi trường luôn ẩm

    Quá trình thủy hóa vẫn luôn luôn diễn ra bên trong khối bê tông cho dù lớp bên ngoài đã đông cứng. Nước được xem là một nhân tố không thể thiếu và tác động trực tiếp. Trong điều kiện bị khô, phần nước bên trong bốc hơi ra bên ngoài rất nhanh.

    Điều đó, gây nên hiện tượng mất nước không đủ cung cấp cho quá trình thủy phân. Đây là điều khiến cho cường độ bê tông có thể ngừng phát triển và gây nên hiện tượng nứt nẻ.

    Quy trình bảo dưỡng bê tông sau khi đổ đúng cách

    Việc tưới nước phải để nguyên cốp pha tại chỗ để hạn chế việc mất nước trong khối liên kết và biến dạng của bê tông.

    Giai đoạn 1

    Trong giai đoạn đầu cần phun nước làm ẩm để không xảy ra quá trình bốc hơi nước do ngoại cảnh chi phối như (gió, nắng, nhiệt độ và độ ẩm). Đặc biệt, bạn cần đảm bảo việc không để lực cơ học tác động lên khối sàn.

    quy trình bảo dưỡng bê tông tươi

    Bạn cần phủ trên bề mặt bằng vật liệu đã làm ẩm như nilon, bạt hay chất tạo màng ngăn nước bốc hơi… Lúc này bạn đảm bảo không xảy ra tác động cơ học và tuyệt đối không tưới nước trực tiếp lên bề mặt để hạn chế sự hư hại. Phải theo dõi hằng ngày để hạn chế tối đa bị mất nước, tránh nứt mặt và độ sụt bê tông tăng cao.

    Tiếp theo đó:

    Bạn cần thực hiện công việc giữ ẩm mọi bề mặt hở của bê tông theo thời gian. Nó sẽ phụ thuộc vào khí hậu của từng vùng địa lý.

    Ở điều kiện thường khi đổ 4 giờ sau khi trời nắng bạn nên tiến hành che phủ bề mặt. Đây là công việc cần thiết để hạn chế trắng bề mặt làm ảnh hưởng đến cường độ bê tông.

    Khi nhiệt độ trên 15⁰C thì phải phun nước liên tục 7 ngày đầu để giữ ẩm, với tần suất 3 giờ/lần ban đêm thì tối thiểu 2 lần. Các ngày tiếp theo thì mỗi ngày cần tưới đủ 3 lần.

    Từ ngày thứ 14 đến 18 trở đi thì tần suất tăng lên ít nhất 3 lần cho môi ngày đêm. Lưu ý rằng, công việc này cần duy trì đều đặn trong một tuần lễ để đạt chất lượng khối bê tông.

    Một số lưu ý trong khoảng thời gian này

    Khi bảo trì bê tông bạn cần quan tâm một số vấn đề sau đây:

    Bê tông dầm sàn, mái

    Khi tiến hành đổ bê tông sàn có mặt phẳng tương đối thuận lợi thì công việc xây gạch be bờ để ngâm nước là giải pháp tối ưu.

    Trong 7 ngày đầu bạn cần đổ nước một cách liên tục trên bề mặt. Tuyệt đối không để mưa trực tiếp lên vì đây là nguyên nhân xuất hiện rỗ. Sau khi đổ trong 3 ngày đầu tiên không được đi lại trên sàn.

    Phủ trên bề mặt một lớp cát xây dựng, bèo tây hay rơm rạ khi bê tông bắt đầu ngưng kết. Nên dùng giấy (vỏ bao xi măng ), hoặc màng polyethylene để che phủ bề mặt. Dùng băng dính để dán các chỗ nối và tưới nước thường xuyên.

    Bảo trì bê tông

    Để giữ nguyên cốp pha cho đến khi bê tông đã đạt chuẩn. Điều này sẽ hạn chế sự co giãn dẫn đến các sai lệch thông số.

    Do cột dầm thường tiếp xúc với mọi mặt của môi trường vì thế bạn nên dùng vật liệu che chắn để hạn chế thoát hơi nước.

    Cần phải tưới nước đều đặn. Nước dung phải đạt theo tiêu chuẩn nước xây dựng.

    Loại bê tông móng

    Sau quá trình lắp đất cũng cần tưới nước tiếp với một lượng nước vừa phải. Đặc biệt, trong mùa hè nắng gắt bạn có thể ngâm bê tông móng để bảo dưỡng.

    Nhằm tránh tình trạng xói mòn hoặc phân ra lớp và vật liệu rời ra. Bạn nên dùng vòi phun hạt mịn để tưới, nếu tập trung một chỗ sẽ xuất hiện tượng cát nằm dưới sởi ở giữa và xi măng sẽ nổi lên khi tưới vòi mạnh.

    Ngoài ra, bạn cần có những biện pháp che chắn khi gặp trời mưa sau khi đổ bê tông. Việc phủ lên bề mặt các loại vỏ xi măng rơm rạ để giữ ẩm trong 3 đến 4 ngày đầu cũng là biện pháp tối ưu. Điều đó, sẽ hạn chế ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời trực tiếp bê tông và hạn chế sự phân mảnh.

    1. CÔNG TY TNHH TM DV VLXD NAM ANH
    2. Địa chỉ: Số 612/65 Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Hiệp Thành, Quận 12, TP. HCM
    3. Hotline: 094.669.6767
    4. Email: betongnamanh@gmail.com
    Đánh giá bài viết:
    5.0 / 5 (4 vote)

    Hotline Tư Vấn

    0946.696.767
    Hoặc để lại số điện thoại chúng tôi sẽ gọi lại ngay